Đang tải dữ liệu...

LỢI ÍCH PHÓNG SANH KHAI THỊ CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ


Đại sư Ấn Quang thường nói: ”Việc không giết hại và phóng sinh cạn mà dễ thấy. Lý của việc không giết hại và phóng sinh sâu lại khó biết” trong thời mạt pháp mờ mịt như ngày nay, thời “Pháp nhược ma cường, Nhân tánh tối hạ liệt”.
Chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng vô minh che lấp không có trí tuệ để chọn lấy pháp môn thù thắng đơn giản dễ hành này.
Không có phước báu để tiêu trừ sát nghiệp vô tận nhiều đời tạo nên. Vì vậy, việc phóng sanh đời nay đề xướng thật là khó khăn. Gặp phải sự cản trở phê bình rất nhiều. Thường thường khi gặp phải việc phê bình thì người Phật tử thường sanh lòng thối chuyển mà đánh mất hẳn lòng tin. Tiếp đó bỏ đi cơ hội tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng. Khó làm mà nếu làm được thì rất đáng quý trong thời mạt pháp này.

LỜI DẠY CỦA VIÊN NHÂN PHÁP SƯ
Nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Sát sinh tự nó có ác báo của sát sinh. Phóng sinh tự nó có thiện báo của phóng sinh. Đừng nên để ý đến sự phê bình của kẻ khác. Chúng ta hành thiện nghiệp của chính mình, kẻ khác hành ác nghiệp của chính họ. May sao quả báo hiện tiền. Thiện ác nhân quả tuyệt đối không sai được.
Kinh Chánh Phát Nguyện dạy: “Tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một mạng người”.

LỜI DẠY CỦA NGẪU ÍCH ĐẠI SƯ
Đại sư Ngẫu Ích trong “Linh Phong Tông Luận”, đối với việc phóng sinh phân tích rõ ràng: ”Sát sinh tức giết chết tự tâm của chư Phật vị lai. Ngược lại, phóng sinh là trả tự do cho chư Phật vị lai. Nếu trả tự do cho chư Phật vị lai tức là Chân Niệm Phật Tam-muội. Tu pháp Niệm Phật Tam-muội này tức là thường chuyển kinh Pháp Hoa ngàn vạn ức bộ”.
Phóng sinh và nước Từ bi Tam-muội
Đại sư Ngẫu Ích dạy: ”Muốn được tâm người chứng tâm Phật, chuyển kiếp ô trược thành Tịnh độ, không có phương pháp nào hơn phương pháp phóng sinh. Một pháp phóng sinh được mở rộng lâu dài như một bát nước không cứu được xe củi cháy. Giả sử mỗi người một bát, một bát rồi lại thêm một bát nữa. Nhiều bát nước, xe củi cháy phải được dập tắt. Ngày nay, sự giết hại xoay vần tới tấp, nên cùng đồng phần nghiệp ác chiêu cảm. Chẳng phải nước từ bi Tam-muội làm sao dễ dàng dập tắt được!”

ĐẠO LÝ CỦA VIỆC PHÓNG SINH
1.        Nhân quả báo ứng như bóng theo hình phân hào chẳng sai. Trồng nhân gì được quả nấy là chân lý ngàn đời không thay đổi. Phóng sinh tức là cứu mạng người. Ta đã trồng thiện nhân tất được thiện quả. Cản trở, phê bình phóng sinh là phương hại đến sự cứu mạng người. Ta đã trồng ác nhân tức chịu ác quả.
2.        Trời đất, vạn vật, chúng sinh đều có linh tính. Đều biết “hướng kết - lánh hung” (Hướng đến điều tốt đẹp, lánh xa cái xấu ác), đều biết tham sống sợ chết, đều có buồn, vui, mừng, giận. Ngày nay, phóng sanh loài vật, chúng đều biết mang ơn và mong được báo đáp.
3.        Trời đất, vạn vật, chúng sinh đều đủ Phật tánh. Cùng ta so sánh không hai, không khác. Chỉ vì túc nghiệp sâu nặng, bất hạnh sa vào loài súc sanh. Ngày nào đó nghiệp chướng tiêu trừ, tu hành có thể thành Phật quả như nhau. Ngày nay phóng sinh cũng là cứu một vị Phật tương lai vậy.
4.        Trời đất, vạn vật, chúng sinh cùng với ta trong luân hồi từ vô thủy kiếp đến nay đều là thủ túc quyến thuộc. ngày nay phóng sinh cũng như cứu quyết thuộc của mình.
5.        Trời đất, vạn vật, chúng sinh với ta trong luân hồi từ vô thủy kiếp cho đến ngày nay từng là oan gia cừu địch với nhau. Ngày nay phóng sinh có thể giải mở oán cừu chẳng còn oan oan tương báo nữa.
KINH PHẠM VÕNG DẠY:
“Giới không sát sinh mà lại phóng sinh có thể tiêu trừ được nghiệp chướng, lại trưởng dưỡng được Đại Bi Tâm. Lục đạo chúng sanh đều là cha mẹ ta, thả mà sống được tức là cứu được cha mẹ ta. Mỗi một chúng sinh đều là cha mẹ, con cái, thân quyến từ nhiều kiếp của chúng ta. Nếu đại nhãn quan của mình mở rộng đến chân tướng vô hạn của không gian và thời gian của vũ trụ. Đối diện với cha mẹ, thân quyến của mình lúc bị nhốt, bị đốt, bị giết, bị làm thịt. Lại chẳng gấp rút tận tâm để giải cứu họ mà còn rụt rè, do dự. Thật chẳng bằng loài cầm thú.
KINH HOA NGHIÊM – PHẨM PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN DẠY:
“Chúng sanh yêu thương nhất là thân mạng,
Chư Phật yêu thương nhất là chúng sanh”.
Sau khi phóng sinh tự mình sẽ cảm thấy thay đổi gì?
Phóng sinh có thể trưởng dưỡng được tấm lòng từ bi của chúng ta. Trong quá trình phóng sinh khiến chúng ta có thể hội nhập được trời đất vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, đều có Phật tánh, đều được thành Phật. Khiến chúng ta đối đãi mỗi một chúng sanh với lòng từ bi, lại còn tôn trọng trân quý. Tiến thêm một bước trong cuộc sống không sát sanh, ăn chay, hộ chúng sinh, giúp người. Không làm các điều ác, nên làm các việc lành (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành). Với tấm lòng Từ Bi trong việc đối đãi với chúng sinh trong pháp giới. Nên biết rằng Tâm Phật là Từ Bi, khi chúng ta trưởng dưỡng được lòng Từ Bi, Tâm mình cùng Tâm Phật hợp nhau, chư Phật hoan hỷ, thì dễ cùng Phật cảm ứng đạo giao.
Học Phật thì tự nhiên dễ thành tựu.
ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN DẠY:
“Chư dư tội trung sát nghiệp tội trọng,
Chư công đức trung phóng sanh đệ nhất”.
(Trong các tội lỗi, nghiệp sát hại chúng sanh là nặng nhất, trong các công đức thì phóng sanh là đệ nhất).
Vì vậy, phóng sinh mà còn quy y, niệm Phật cho chúng sinh thì đó là đại phóng sinh trong việc phóng sinh.
KINH DI LẶC BỒ TÁT DẠY:
“Khuyên bạn siêng phóng sinh,
Lâu ngày được trường thọ,
Nếu phát Tâm Bồ Đề
Đại nạn trời phải cứu”.

Công đức phóng sinh lớn vô biên, không thể tính đếm. Xin cử đại yếu như sau:
1.    Không có đao binh, tránh họa chiến tranh tàn sát.
2.    Trường thọ, ít bệnh, mạnh khỏe.
3.    Tránh miễn được thiên tai hoạnh họa, không có các thứ tai nạn.
4.    Con cháu đời đời hưng thịnh, kiếp kiếp không dừng.
5.    Được nhiều con trai, chổ cầu như nguyện.
6.    Quan lộc hưng thạnh, thuận buồm xuôi gió.
7.    Hợp lòng trời, thuận theo lời Phật dạy, loài vật biết ơn, chư Phật hoan hỷ.
8.    Giải mở oán cừu, các ác tiêu diệt, không phiền, không não.
9.    Không khí vui vẻ kiết tường, bốn mùa an lành.
10.  Được sinh lên trời, hưởng phước vô cùng. Nếu huân tu tịnh độ sẽ được sinh về cõi Tây Phương An Lạc.


 

ẤN QUANG ĐẠI SƯ

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội >>


Tags: , ,

0 comments

ĐĂNG MỘT NHẬN XÉT