Đang tải dữ liệu...

Kinh Địa Tạng - Thuyết giảng Phật Pháp hay nhất

Kinh Địa Tạng là một trong những loại Kinh Phật được sử dụng phổ biến rộng rãi. Khác với những loại khác thì Kinh Địa Tạng mang nhiều tầng nghĩa, chúng ta phải đọc nhiều lần và suy ngẫm thì mới hiểu được ý nghĩa sâu xa. Hơn thế, với những ai đọc Kinh Địa Tạng với tinh thần mê tín thì cũng sẽ không hiệu quả, không hiểu được lời Đức Phật dạy.

Giới thiệu về Kinh Địa Tạng

Lý giải tên Kinh Địa Tạng

kinh-dia-tang
Kinh Địa Tạng có nghĩa là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Theo lời kể các đệ tử thì Đấng giáo chủ cõi U Minh là Bốn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. Ngài cầm một thanh trượng ở tay phải và một hạt minh châu ở tay trái. Thanh trượng dùng để đập của ngục cứu vớt chúng sanh chú thành niệm danh hiệu của Ngài.

Bổn Tôn Địa Tạng là gì?

“Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa“Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ khi nào có đủ 4 tâm thì mới đáng trân quý, mới làm chủ được cõi ngục tham sân si của chính mình. Bởi địa ngục chính là địa ngục tham sân si, mà con người cũng vì 3 thứ này mà khổ. Nếu một người đầy rẫy những tham sân si thì không cách nào phá được cánh cửa địa ngục cả. Lúc này chỉ còn một cách đó là nhận lại Phật tánh của mình, nhận ra được Bổn Tôn Địa Tạng – nghĩa là tự tánh Như Lai tạng tâm địa. 

Ý nghĩa của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng mang rất nhiều tầng nghĩa

kinh-dia-tang 5
Trong Kinh Địa Tạng sử dụng rất nhiều ngụ ý để nói những ý nghĩa sâu xa. Bởi vậy khi chúng ta đọc kinh nếu chỉ dựa vào tầng nổi thì sẽ rất khó để tiếp nhận được ý kinh. Khi không lãnh hội được ý kinh thì sẽ không hiểu được ý của Đức Phật. Bởi vì Kinh Địa Tạng không phải là Thật giáo và mà Quyền giáo. Quyền giáo nghĩa là quyền biến phương tiện, phải dùng cái sự tướng lung linh huyền diệu để biến bày lý tánh tuyệt đối kia. Ví dụ như như trong Kinh Địa Tạng, các dụ về Cùng tử, về tháp Đa Bảo, về Như Lai thọ lượng... Muốn nói lên điều gì? Rõ ràng, các hình ảnh ấy đều nhằm kích thích trực giác hết. Kinh Địa Tạng ở đây cũng vậy, Bồ tát Địa Tạng và cõi U minh được diễn tả cũng chỉ là dùng sự để hiển .

Đọc nhưng đừng hiểu Kinh Địa Tạng một cách mê tín

kinh-dia-tang 4
Đức Phật thường được mọi người ca ngợi rằng “Như Lai biết nghĩa, biết pháp, biết trình độ, biết thời cơ và biết chúng hội” đó là vì 3 yếu tố: thời, xứ và vị. Thời chính là thời gian nói pháp, xứ chính là nơi chốn nói pháp và vị là những người nghe pháp. Khi đọc Kinh Địa Tạng nếu chúng ta hiểu một cách mê tín. Nghĩa là hiểu Kinh Địa Tạng là một vị Bồ Tát có hình tướng rõ ràng, có một cõi địa ngục thì chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, tin tưởng vào thần quyền. Và rồi vô tình bài bác lý nhân quả. Bởi vì nếu quả thực có vị Bồ Tát đập cửa ngục cứu chúng sinh thì chúng ta khỏi cần phải tụng kinh, tọa thiền hay tu. Chúng ta chỉ cần một tấm lòng cầu Bồ Tát, rồi chờ Bồ Tát đến cứu. Chư Phật và chư Bồ tát không phải hoàn toàn không có tha lực mà chỉ là sức trợ duyên cho chúng sanh. Cho nên, mọi kinh Phật nói chung và Kinh Địa Tạng nói riêng đều nhằm tác động đến trực giác để chúng ta nhận ra cái Bổn Tôn Địa Tạng như đã lý giải ở trên, rồi từ đó tự bản thân mỗi người nỗ lực để cứu chính mình ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Một vài câu Kinh Địa Tạng 

kinh-dia-tang 2
Bài tự xưng tán Bổn Tôn Địa Tạng chính là kim chỉ nam, tổng qua cho toàn bộ cuốn kinh Địa Tạng. Nếu hiểu được bài tựa này thì việc hiểu được toàn bộ bản kinh không hề khó:
“Dốc lòng cung kính lễ Giáo chủ cõi U minh
Là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”
“Cúi đầu kính lễ Đấng Giáo chủ đại từ bi
Giống như đất bền chắc, sâu dày, rộng chứa khắp”.
Cung kính nghĩa lễ là toàn tâm toàn ý cung kính lễ, là sự quy y trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của mình. Đất được nhắc đến câu thứ 2 là đất tâm. Đất tâm không có gì hủy diệt được. Đức tính thứ hai là sâu dày. Tâm không có hình tướng, kích thước nhưng hãy tưởng tượng đem cái tâm thu nhỏ lại có khi chỉ bằng cái kim nhưng nếu bủa rộng ra thì lại bao trùm khắp pháp giới. Đức Phật từng dạy: "Bổn tâm của mỗi chúng sanh thật bao la không ngằn mé, nếu đem hư không so với bổn tâm, cũng như hòn bọt ví cùng biển cả."
“Thế giới phương Nam bủa mây hương,
Mưa hương, mây hoa và mưa hoa,
Mưa báu, mây báu nhiều vô số,
Ứng hiện điềm lành khắp trang nghiêm”.
Thế giới lúc này không những có mây hương mà còn có mưa hương, mây hoa, mưa hoa, và cả mưa báu, mây báu và rất nhiều loại khác nữa. Phương Nam được nhắc tới là cõi Nam Diêm Phù Đề. Chúng ta có tin có cõi Ta Bà hay không? Dù chúng ta tin hay là không thì điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Phật nói “Tất cả pháp đều từ tâm sanh”. Mê thì tất cả toàn mê, mà khi giác thì “Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp”, tất cả pháp đều là pháp Phật, cõi Ta Bà cũng sẽ trở thành cõi Tịnh Độ, an yên mà thôi.

Mời các bạn đón xem video thầy Thích Trí Thóa tụng Kinh Địa Tạng bản đầy đủ nhất:



Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội >>


Tags:

0 comments

ĐĂNG MỘT NHẬN XÉT